Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

ĐẠI ĐỘI 5 

Ngô Huệ                           :  Đại đội Trưởng 
Nguyễn thị Xuân Hoàn     :  Đại đội phó Chính trị 
Đoàn Hoàng Vũ               :  Đại đội phó Kế hoạch 
Trần mạnh Hoan             :  Đại đội phó Hậu cần 

Nguyễn văn Long   :   Trợ lý Quân lực           Lê văn Phát           :   Hậu cần   
Đỗ huy Vinh            :   Tài vụ                           Đỗ hồng Sơn        :   Anh nuôi 
Nguyễn văn Khiết   :   Ủy viên phong trào      Trần văn Ngọt        :   Anh nuôi
Trần văn Hùng        :   Thủ kho                       Nguyễn văn Hùng  :   Anh nuôi
Lại thị Anh              :    Y tá                             Huỳnh Hùng            :   Anh nuôi

Tiểu đội 1 
Phạm văn Phước 
Trần minh Thắng 
Nguyễn văn Thọ 
Bùi đức Thắng 
Nguyễn quốc Hùng 
Trần văn Lắm 
Lê văn Hoàng 
Nguyễn văn Tánh 
Phạm tấn Đức 
Vũ văn Phan 

Tiểu đội 2
Nguyễn văn Năm 
Nguyễ phát Quyền
Đỗ cao Long 
Trần văn Lợi
Nguyễn văn Hùng 
Nguyễn văn Hiền 
Nguyễn hữu Tâm 
Nguyễn văn Thắng 

Tiểu đội 3
Nguyễn ngọc Châu 
Nguyễn minh Hà 
Lưu hồng Trí 
Nguyễn Đình Văn 
Nguyễn bá Hoàng 
Nguyễn hùng Đức 

Tiểu đội 4
Trần Thôn 
Đào văn Thịnh 
Nguyễn  văn Phong
Nguyễn hữu Lợi
Nguyễn văn Châu
Trần văn Hoàng 
Nguyễn văn Miến

Tiểu đội 5
Nông viết Hưng 
Đặng đình Hoàng 
Đào Minh Chánh
Lê văn Minh
Nguyễn đình Phương 
Trần văn On

Tiểu đội 6
Đặng Chiêu 
Trương ngọc Thu
Đặng Khăn 
Hà văn Sơn 
Trương quốc Hồn
Bùi văn Xóm
Trần văn Sang 

Tiểu đội 7
Nguyễn hữu Thọ 
Nguyễn ngọc Hải 
Huỳnh văn Bảy 
Ngô đình Nguyên 
Nguyễn trọng Đạt
Trần quang Minh

Tiểu đội 8
Đặng đình Tuấn
Nguyễn văn Thái
Nguyễn phước Lợi 
Nguyễn trung Lợi
Trần quốc Tuấn 
Châu văn Đởm 
Trần văn Tường

Tiểu đội 9
Nguyễn phúc Lành 
Trân hữu Lợi 
Nguyễn văn Liêu 
Nguyễn văn Bé Nhỏ 
Hoàng Phúc 
Đỗ huy Lãnh
Võ văn Mười 
Nguyễn đức Thọ
Nguyễn văn Ẩn
Lý văn Vàng 


Tổng quân số đã trình : 80 TNXP gồm 78nam +2 nữ. Tổng đội Trưởng Nguyễn văn Minh duyệt ngày 30/11/1977.













Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Đại Đội 4 

Đại đội Trưởng :           Nguyễn đức Vượng 
Đại đội Phó 1     :           Đào văn Tuấn
Đại đội Phó 2     :           Nguyễn thanh Liêm
Đại đội Phó 3     :           Nguyễn hữu Trung 
Văn thư quân lực :        Nguyễn văn Cường
Trợ lý kế hoạch    :        Nguyễn văn Châu
Trợ lý Hậu cần      :       Võ văn Giàu
Uỷ viên phong trào :     Nguyễn hoàng Minh 
Tài vụ                       :     Lục văn Thông
Thủ kho                    :    Bùi văn Phú
Tổ trưởng Hậu cần :    Nguyễn văn Thanh          
Anh nuôi  :                     Trần văn Xù 
Anh nuôi  :                     Nguyễn văn Tước            
Anh nuôi  :                     Giang Hớn
Anh nuôi  :                     Lê đình Tân                       
Baỏ vệ     :                     Phan văn Đảng   

Tiểu Đội 1 
Huỳnh ngọc Chơn             :   Tiểu đội Trưởng
Lâm văn Nới                     :   Tiểu đội phó 
Huỳnh văn Danh
Nguyễn văn Thụ 
Hoàng công Linh 
Đỗ văn Xích 
Nguyễn văn Tòng 
Đồng đức Khuyến
Nguyễn quốc Việt 

Tiểu Đội 2 
Nguyễn văn Thanh          :    Tiểu Đội Trưởng 
Trịnh minh Khải              :    Tiểu đội phó 
Trần văn Long 
Phạm viết Bình 
Lê đình Hiển 
Đào ngọc Sơn 
Thái hoàng Phát
Bùi văn Tuyết 

Tiểu Đội 3 
Nguyễn văn Thủ              :   Tiểu đội Trưởng
 Phạm văn Ngôn             :    Tiểu đội phó 
Nguyễn hùng Cường 
Trần hùng Dũng 
Nguyễn thiện Chí 
Phạm văn Minh 
Dương văn Đáng 

Tiểu Đội 4 
Nguyễn Dương               :  Tiểu đội Trưởng 
Nguyễn phùng Sơn         :   Tiểu đội phó 
Phạm quang Khôi 
Nguyễn văn Ngọ 
Trần hoa Đức 
Nguyễn văn Hùng 
Nguyễn văn Ba
Trần công Dũng 
Trần ngọc Châu 

Tiểu Đội 5 
Lâm Lăng                      :   Tiểu đội Trưởng 
Đặng văn Hóa               :    Tiểu đội phó 
Nguyễn minh Chiếu 
Nguyễn thiện Lành 
Trần văn thành 
Trần ngọc Thành 
Trần văn Thành 2 

Tiểu đội 6 
Nguyễn xuân Toản        :  Tiểu đội Trưởng 
Nguyễn văn Sang          :  Tiểu đội phó 
Huỳnh văn Sang 
Phạm văn Toàn 
Nguyễn xuân Quyết
Nguyễn văn Khánh
Phạm trọng Nghĩa 
Đoàn quang Lân 

Tiểu Đội 7 
Nguyễn văn Cảnh         :   Tiểu đội Trưởng 
Phạm văn Bo                :   Tiểu đội phó
Trần minh Tánh 
Trần minh Hoàng 
Trương ngọc Ánh 
Nguyễn văn Hoàng 
Đặng Hòa 
Phạm văn Phương 

Tiểu Đội 8 
Trần văn Xuân             :   Tiểu đội Trưởng 
La văn Qúy                  :   Tiểu đội phó
Nguyễn văn Giàu
Nguyễn ngọc Thiện 
Nguyễn văn Hải
Lê văn Lợi
Ngô văn Trễ 
Phạm ngọc Nhuận 

Tiểu Đội 9 
Nguyễn văn Tửng           :   Tiểu đội Trưởng 
Đào minh Vương            :   Tiểu đội phó
Dương văn Dẫu 
Nguyễn văn Nhàn 
Lê văn Đen 
Cao văn Chương 
Phạm Luân 
Nguyễn Tấn Minh 
Đỗ hoàng Đồng 
Trần văn Thế 
Nguyễn mạnh Hải 
Giang văn Hải 
Lương Xú Hà 
Nguyễn hữu Tín
Phạm văn Khoa
Hoàng văn Phong 

Tổng quân số đã trình : 97 TNXP nam. Tổng đội Trưởng Nguyễn văn Minh ký duyệt ngày 06/10/1977.
Trích Danh sách Liên đội Thống Nhất trong kho Lưu Trữ, được sự cho phép của BCH Lực Lượng TNXP 922 Nguyễn Trãi Quận 5 TP.HCM. 














Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Đại Đội 3

Đại đội Trưởng :              Bùi Kiến Quang
Đại đội Phó Chính trị :     Phạm tất Quỳnh
Đại đội Phó Kế hoạch :   Phạm hữu Hạnh
Đại đội Phó Hậu cần :     Nguyễn thị Thu
Trợ lý Quân lực    :         Hồ văn Hãn
Trợ lý Kế Hoạch   :         Lê xuân Minh
Tài vụ :                            Diệp văn Châu
Uỷ viên phong trào :        Đỗ như Quỳnh
Quản lý :                         Trần đình Tịch
Tiêt phẩm :                     Nguyễn thái Lộc
Thủ kho :                         Nguyễn ngọc Lập

Đỗ thái Mỹ :              Cứu thương viên            Hồ văn Quang  :    Bếp Trưởng
Nguyễn sa  Đức :     Cứu thương viên              Trần văn Hải     :    Anh nuôi
Nguyễn hữu Hạnh :  Cứu thương viên              Trần văn Minh   :    Anh nuôi
                                                                  Nguyễn trường Long :    Anh nuôi  

Tiểu đội 1 :
Trần văn Bốn :     Tiểuđội Trưởng
Trần văn Lập :     Tiểu đội Phó
Lương minh Phúc
Nguyễn văn Ngọc
Nguyễn văn Hải
Đặng văn Lượm
Phan văn Trí
Nguyễn văn Cú (r)
Vương Thành
Trần trung Chính

Tiểu đội 2 :
Nguyễn văn Hòn :      Tiểu đội Trưởng
Nguyễn lâm Trọng :   Tiểu đội Phó
Nguyễn minh Tánh
Trần đắc Tài
Phạm văn Tuệ
Dương khai Minh
Lý văn Trung
Đào văn Duyệt
Nguyễn quốc Cường
Vòng A Hồng
Nguyễn văn Năm

Tiểu đôi 3 :
Nguyễn văn Tâm :   Tiểu đội Trưởng
Trương văn Hết  :    Tiểu đội  Phó
Nguyễn văn Tài
Lê hữu Nguyễn
Trần anh Tuấn
Trần văn Thanh
Vương gia Lộc

Tiểu đội 4 :
Nguyễn văn Phú :      Tiểu đội Trưởng
Nguyễn trang Nam :  Tiểu đội Phó
Phạm trúc San
Trần trình Văn
Huỳnh ngọc Hải
Nguyễn sơn Thuỷ
Trần văn Gấm
Trịnh tấn Hiền
Võ văn Đi
Lê văn Bạc
Nguyễn lâm Phước
Nguyễn thành Lợi

Tiểu đội 5 :
Đỗ thái Lương :                  Tiểu đội Trưởng
Dương công thanh Long :  Tiểu đội Phó
Trần văn Bảo
Lý ngọc Anh
Cao văn Toàn
La ngọc Minh
Lê văn Đỉnh
Phạm văn Út
Nguyễn văn Tâm
Nguyễn minh Mạnh

Tiểu đội 6 :
Nguyễn trương Ngộ :   Tiểu đội Trưởng
Hồ văn Kiện  :               Tiểu đội Phó
Trương văn Chúng
Mai văn Phúc
Nguyễn hữu Đức
Phạm tiến Dũng
Nguyễn gia Hợp
Chu vũ Vinh
Nguyễn ngọc Sáng
Đinh quang Lộc
Trần văn Hiệp

Tiểu đội 7 :
Nguyễn văn Khê :   Tiểu đội Trưởng
Ngô văn Ba  :          Tiểu đội Phó
Huỳnh văn Mai
 văn Tám
Đỗ duy Phong
Nguyễn văn Túc
Lâm quốc Mỹ
Đinh kiến Thuỷ
Nguyễn văn Long
Ngô đức Hà
Nguyễn vănTúc
Đỗ duy Phong

Tiểu đội 8 :
Vương Trung :   Tiểu đội Trưởng
Võ văn Thọ :      Tiểu đội Phó
Nguyễn văn Cao
Nguyễn văn Thành
Trần quốc Sửu
Phạm văn Luân
Hoàng văn Mộc
Trần minh Quý
Phạm văn Chánh
Tô nguyễn Trung
Nguyễn quốc Trị
Nguyễn tiến Thanh


Tiểu đội 9 :
Đinh văn Tốt  :     Tiểu đội Trưởng
Trần văn Hồng :   Tiểu đội Phó
Lý vạn Tài
Nguyễn văn Hoàng
Hồng Điệp
Trương văn Hùng
Phạm Chí Hiếu
Lê văn Đức
Ngô kiến Hoàng
Nguyễn văn Phương
Vũ thành Công
Bùi văn Thanh
Nguyễn văn Phấn
Vũ quốc Hùng

Tổng quân số đã trình : 120 TNXP gồm 119 nam +1 nữ. Tổng đội Trưởng Nguyễn văn Minh duyệt ngày 25/11/1977.


Thứ Hai, 15 tháng 2, 2010

Đại Đội 1 Nữ

Đội Trưởng :Lưu Kim Loan
Đội Phó Chính trị : Phạm thị Huê
Đội phó Thi công : Đinh ngọc Châu
Đội phó Hậu cần : Phạm thị Nguyệt Ánh

Chu thị thanh Trà : V.T.N.L
Nguyễn thị Phấn : Trợ lý Kế hoạch
Nguyễn thị ngọc Thu : Uỷ viên phong trào
Huỳnh thị vân : Y tá
Lê thị Hạnh : Tài vụ
Lương mỹ Qúy : Quản lý
Nguyễn thị Hai : Tiết phẩm
Nguyễn thị Tốt : Chị nuôi
Phạm thị Lượm : Chị nuôi
Đặng thị Ánh : Chị nuôi

Tiểu đội 1
Trần thị Mỹ Lệ A.Trưởng
Hà thị Hương A. Phó
Trần thị thúy Liễu

Trần thị Đức
Nguyễn thị Được
Nguyễn thị Oanh
Đinh thị Thúy Hằng

Tiểu đội 2
Trần thị Phượng A.Trưởng
Tô thị ngọc Phương A. Phó
Nguyễn thị Tươi
Nguyễn thị Nam
Trần Ánh Tuyết
Nguyễn thị kim Cúc
Nguyễn thị Hạnh

Tiểu đội 3
Vương tố Nữ A.Trưởng
Huỳnh Nữ A.Phó
Phạm thị Bích Dương
Nguyễn thị Thanh
Nguyễn thị kim Anh
Nguyễn thị Minh

Tiểu đội 4
Đỗ thị Chín A.Trưởng
Nguyễn thị Xuân A.Phó
Nguyễn thị Thuận
Nguyễn thị Thanh Vân
Nguyễn thị Tuyết Nga
Trần thị Xuân
Trần kim Xuân

Tiểu đội 5
Phạm thị Xưa A.Trưởng
Trần thị Hồng Mỹ A. Phó
Đỗ thị Kim Thanh
Phạm thị Hồng Lệ
Lê thị Thảo
Huỳnh thị Bảy

Tiểu đội 6
Vũ thị Ngân A.Trưởng
Trần thị Thọ A. Phó
Ngô thị Minh
Nguyễn thị Dậu

Tiểu đội 7
Nguyễn thị Thọ A.Trưởng
Nguyễn thị Hai A. Phó
Bạch thị Lan
Trần kim Sen
Nguyễn thi Thay
Trần thị Tuyết
Nguyễn thị Hoa
Phan thị Hông Hoa

Tiểu đội 8

Nguyễn thị Thanh A.Trưởng
Thân thị Đài A. Phó
Lê thị Thanh Loan
Nguyễn thị Út
Đào thị thúy Nga
Nguyễn thị Thành

Tiểu đội 9

Vỏ thị Ngọc Xang A. Trưởng
Phan thị Khỉa A. Phó
Phạm thị Phượng
Nguyễn thị Kim Thủy
Nguyễn thị Ngọc Thiện
Nguyễn thị Năm
Hồ thị Thi
Nguyễn thị Cúc
Trần thị Cái

Tổng quân số đã trình : 77 Nữ TNXP. Tổng đội Trưởng Nguyễn văn Minh đã duyệt ngày 25/10/1977



Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

HOA LỬA

Tấm áo ấy...
Em vá chưa xong
Một nắng hai sương
Nay đã bạt màu.

Vượt qua dòng suối
Với đôi bàn tay
Mang cán tải thương
Làm đường tải đạn.

Dãi nắng dầm mưa
Dày dạn chiến trường
Em lại lên đường
Ba lô đất nước...

Trên những con đường
Còn vang tiếng pháo
Em vẫn hiên ngang
Bình tỉnh lạ thường.

Dũng cảm kiên cường
Cán anh thương binh
Ngược bước quân hành
Về sau hậu tuyến...

Thanh niên xung phong
Là tên cô ấy
Aó đã rách vai
Bàn tay rướm máu...

Dừng bước đường xa...
Ven theo khe suối
Hái cánh hoa rừng
Cài lên mái tóc.

Cô gái Xung phong
Lửa đạn chiến trường
Đẹp như hoa dại
Lung linh trong nắng...

Tặng các đồng đội Nữ TNXP Liên đội Thống Nhất
Đại đội 1 Chiến dich 1977
NGUYỄN VĂN DŨNG ( Dũng Tà Chốt )

NHƯNG CHẶNG ĐƯỜNG TUỔI HAI MƯƠI


Từ giả yên bình phố thị để lên đường
Vai vác nặng khoảng trời xanh mơ ước
Hành lý mang theo, tình yêu đất nước
Trái tim hồng, lồng lộng gió trời cao...

Khi ra đi, ta để lại phía sau...
Những tình cảm với bao điều vươn vấn
Xếp bút nghiêng, hành trang vào đội ngủ
Thanh niên xung phong, trường dạy cuộc đời.

Đi ta đi , thỏa nổi ước mong
Thỏa nổi khát khao trên những vùng đất lạ
Những vùng đất sẽ xanh lên màu lá
Từ bàn tay tuổi trẻ biết hy sinh.

Trong trang phục, mang màu xanh cỏ úa
Nón tay bèo dào dạt nổi ước mơ
Đôi dép lốp in dấu chân vạn nẻo
Bước hành trình dài vươn tới tương lai.

Trên những dậm đường ta đã đi qua
Nhớ Hảo Đước, Phước Hưng, Hòa Hội
Về Tà Chốt, Kà Tum mưa dầm lầy lội
Những lúc tối trời, đốt lửa trại Đồng Pal.

Rồi một ngày...biên giới, giặc tràn sang
Chúng đốt phá, giết người dân vô tội
Súng đã nổ, tang thương không tả nổi
Xuân thanh bình, chưa hưởng trọn niềm vui.

Ngọn lửa bùng lên, những xóm làng xơ xác
Chí căm thù thôi thúc bước đường xa
Tay nắm chặt, trái tim hồng sôi máu
Xa Mát trời cao, tiếng nói đau thương.

Chặt cây làn đường,tải đạn, cán thương,
Ngâm nước Suối sâu đắp cầu chiến dịch
Cùng đoàn quân xông lên đuổi địch
Quét sạch kẻ thù ra khỏi biên cương.

Gian khổ hiểm nguy, bận lòng chi bạn hỡi
Mưa nắng phong sương, sao phủ chí tang bồng
Nước mắt em như giọt sương trên lá
Mang trọn tình yêu Tổ quốc quê hương.

Kỷ niệm những tháng ngày ở Biên giới Tây Nam 1977
NGUYỄN VĂN DŨNG ( Dũng Tà Chót )
Đại đội 1 Chiến Dịch

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

TNXP LIÊN ĐỘI THỐNG NHẤT

HÌNH THÀNH TỪ THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN

Từ những ngày đầu tháng 03 năm 1976, nhân dịp chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, nhiều thanh niên nam nữ Thành phố Hồ chí Minh đã hăng hái tham gia công tác xã hội. Không chỉ mong muốn được đóng góp công sức nơi mình sinh sống, gìn giữ trật tự đường phố, đô thị mà còn muốn vươn lên trở thành " TNXP thành phố thân yêu lên đường đi mở mang sự nghiệp của Tổ Quốc ở nhiều Tỉnh Đông Nam bộ " do Thành Đoàn thành phố Hồ chí Minh phát động.
Hưởng ứng cuộc vận động " Quyết tâm xây dựng Tổ Quốc giàu mạnh " hàng trăm thanh niên sinh sống trong Quận Gò Vấp đã tự nguyện đăng ký tham gia vào đội ngũ Lực Lượng TNXP lên đường đi đến những nơi khó khăn gian khổ nhất để khai hoang, phục hóa, xây dựng nên những nông trường, lâm trường, những vùng kinh tế mới miền Đông Nam Bộ, nơi đang chờ đón những bàn tay đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ thành phố mang tên Bác Hồ.
Ngày 28/03/1976 lịch sử, một sự kiện quan trọng của Thành phố, một thời điểm đáng ghi nhớ của phong trào thanh niên và là một kỷ niệm đẹp của TNXP. Hai Tổng đội TNXP đã hạ quyết tâm đồng loạt xuất quân lên đường đi xây dựng vòng đai xanh thành phố và Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm.
Từ ngày 13/05/1976, Ban vận động Kinh tế mới Trung Ương Quận Gò Vấp phối hợp Quận Đoàn đã tập trung hơn 500 thanh niên tình nguyện tại Hãng may Sincon. Tại đây, đội ngũ thanh niên được tổ chức huấn luyện, học tập và chính thức được thành lập Liên đội TNXP Gò Vấp 1, gồm 5 Đại đội C30, C31, C32, C33 và C34 trực thuộc Tổng đội TNXP Xây dựng Kinh tế mới Trung Ương do Ban chỉ huy Tổng đội quản lý và điều hành.
Tạm xa cuộc sống thành thị lên đường đi xây dựng màu xanh cho quê hương, góp phần thực hiện chủ trương phân bổ lại lao động, giải quyết nạn thất nghiệp trong thành phố non trẻ và làm giàu cho đất nước. Điểm đến đầu tiên của Liên đội TNXP Gò Vấp 1 là Ấp Bến Trường, Xã Hảo Đước, Huyện Tân Biên Tây Ninh. Vừa mới đặt chân đến địa bàn, TNXP đã cùng nhau giúp đồng bào vùng kinh tế mới ổn định sinh hoạt, hòa nhập vào cuộc sống bình thường của vùng sâu vùng xa... Chặt cây rừng và cắt tranh về làm nhà cho cụm kinh tế phát triển E1 và E2 ( tại điểm đóng quân của đơn vị Liên đội sau này được lập thành Khu Di tích của Huyện Uỷ Huyện Tân Biên ). Vào khoảng giữa tháng 06/1976, đơn vị tách làm hai cánh quân. Một cánh gồm hai Đại đội C31 và C32 chuyển quân vượt sông Vàm cỏ sang Tà Nông, Ấp Bố Lớn Xã Hòa Hội khai thông đường, phát hoang phá rừng chuẩn bị mặt bằng xây dựng vùng kinh tế mới hướng Bến Sỏi thuộc mạng Nam Tây Ninh, đồng thời đón thêm quân TNXP Gò Vấp lên. Cánh còn lại di chuyển quân sang Cầu Vịnh, Phước Hưng ( nay là Xã An Cơ ) cách nơi đóng quân củ vài cây số, tiếp tục nhận nhiệm vụ dựng Khu kinh tế trọng điểm Hảo Đước. vài tháng sau đó, Liên đội Trưởng Liên đội 1 Gò Vấp, Ông Nguyễn văn Trí. Chính trị viên Trưởng Ông Trần Khánh ( Ba Hoàng ) dẫn quân sang Tà Chốt triển khai công tác mới, đốn cây rừng lắp dựng đủ 400 bộ khung nhà dân kinh tế mới. Để thực hiện được kế hoạch này, ba Đại đội TNXP đã đưa cán bộ đội viên mình vào sâu trong rừng tìm đốn được những thân cây, có kích thước đáp ứng tiêu chuẩn của cột làm nhà như cột cái, cột con...Vì nơi đây không phải rừng thưa Phước Hưng hay Hòa Hội, đơn vị phải lập nhiều điểm trung chuyển, ngũ luôn trong rừng thu gom cột đủ số lượng, rồi sau đó mới chuyển dần về cứ Kà Tum xây dựng cho dân. Đến tháng 11/1977, Liên đội xuất quân về tập kết tại Đồng Pal.
Lúc này,tại Tà Nông hai Đại đội C31, C32 đã xây dựng doanh trại lần lượt đón các Đại đội 91 và 92 từ Gò Vấp lên vào tháng 07/1976, một tháng sau đó là hai Đại đội 106 Hóc Môn và Đại đội 118. Các đơn vị được xác nhập là hình thành Liên đội TNXP Gò Vấp 3. Liên đội Trường Ông Thân Phụng và Chính trị viên Trưởng Ông Nguyễn văn Bốn ( Tư Mười Hai ) đưa đơn vị di chuyển về Đồng Pal, Ấp Thạnh Nghĩa, Xã Thạnh Đông Tân Biên ( Tân Châu ngày nay ).
Trước đó, vào tháng 06/1976, Ban vân động Kinh tế mới Trung Ương Gò Vấp tiếp tục bàn giao cho Tổng đội Kinh tế mới TW thêm ba Đại đội 48,49 và 73. Xuất quân lên Dinh Điền 3 thuộc Tỉnh Sông Bé thành lập Liên đội TNXP Gò Vấp 2 do Ông Trần văn Tạo chịu trách nhiệm Liên đội Trưởng.
Từ tháng 10/1976, thực hiện sự chỉ đạo từ Tổng đội TNXP Kinh tế mới trong nhiệm vụ khẩn trương xây dựng làng định cư tập trung cho dân nghèo thành phố Hồ chí Minh. Các Liên đội Gò Vấp 1,2 và 3 toàn bộ chuyển quân về tập trung lập cứ tại Đồng Pal, xây dựng nơi đóng quân, ổn định doanh trại, phát hoang, triển khai công tác lắp dựng nhà kinh tế mới cho dân lên lập nghiệp và sinh sống trên vùng đất mới. Đến nay đã 35 năm qua, khi những cựu TNXP Liên đội Thống Nhất lên thăm lại căn cứ củ, vẫn gặp lại những gia đình thân quen xưa, nay đã thật sự ổn định lâu dài và xem vùng đất này như quê hương thứ hai của họ...
Và tại đây, ngày 10/01/1977 Liên đội Thống Nhất chính thức được ra đời từ xác nhập của ba Liên đội TNXP Gò Vấp với biên chế từ 12 Đại đội thành 8 Đại đội và Liên đội bộ. Khung Ban chỉ huy Liên đội Thống Nhất gồm :
- Liên đội Trưởng : Nguyễn văn Trí
- Liên đội Phó 1 : Trương Bình , Liên đội Phó 2 : Thân Phụng
Liên đội Phó Hậu cần : Trương văn Học
- Liên đội bộ , hai đại đội nữ và 6 đại đội nam.
( Khung cán bộ tại thời điểm mới thành lập Liên đội Thống Nhất & Danh sách BCH và Tiểu đội TNXP các Đại đội sẽ được ghi kèm theo )

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ MỚI ĐỒNG PAL

Trong suốt những năm tháng xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới, toàn thể cán bộ và đội viên TNXP Liên đội Thống Nhất luôn nêu cao tinh thần xung kích trên mọi lĩnh vực, từ hoàn thành nhiệm vụ đến vượt mức nâng suất lao động, rèn luyện ý thức kỹ luật trong môi trường tập thể. Đầu năm 1977, Liên đội đã cử những cá nhân, tập thể gương mẫu, lập nhiều thành tích trong lao động, nêu cao tinh thần vượt khó được bình chọn về Trường Huấn Luyện cây số 69 dự báo cáo điển hình trong phong trào thi đua " Hoa nở Tuyến đầu " toàn Tổng đội như Lưu kim Loan, Nguyễn minh Long, Vương tố Nữ và nhiều anh chị TNXP khác ... Phát huy truyền thống tốt đẹp của người chiến sĩ áo xanh, nhân kỹ niệm ngày thành lập Đảng 3/2/1977, đáp ứng đợt phát động " Phất cờ hồng trên vùng đất mới "của Tổng đội, đơn vị ra sức thi đua lập thành tích trong lao động, tiếp tục phát hoang, dựng nhiều nhà, đắp nền hầu ổn định đời sống đồng bào vùng mới lập nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn... Không ngừng xây dựng nội bộ đơn vị vững mạnh, nâng cao tinh thần tập thể phong phú. Từ cuối năm 1976, thành phố gặp nhiều khó khăn về lương thực, TNXP phải tự túc, tự cấp lương thực thực phẩm. Đơn vị Liên đội Thống Nhất đã phải đưa khoai mì và bột mì vào tiêu chuẩn thức ăn chính. Các Đại đội tranh thủ tự cải thiện cho đơn vị mình, trồng thêm rau xanh và chăn nuôi gia súc như heo, gà...
Có những buổi đi xa hằng chục cây số mua khoai mì của dân địa phương là những kỹ niệm không thể nào quên trong lòng người TNXP Thống Nhất. Những bao gạo nghĩa tình của người dân Thạnh Hiệp, Đồng Pal cho TNXP mượn cứu đói khi Hậu cần chưa đưa lương thực từ thành phố lên kịp như gia đình Bác Tám, một cán bộ phụ nữ Xã Thông Đông, đó là tấm lòng của người đại phương với những đứa con của thành phố. Qua đó, trong muôn vàn khó khăn, đã vun đắp nên tình đồng đội, nghĩa tình quân dân, cùng chia sẽ ngọt bùi và gian khó, tự rèn luyện bản thân vượt lên chính mình để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân thành phố giao phó.
Những buổi lấy tre rừng nhọc nhằn ở tận Tha La, những ngày tìm mây trong rừng sâu lạc lối về...Từng tốp nam TNXP, bó cây rừng vượt cánh đồng trảng ngập nước đưa về doanh trại. Xa xa, những cô gái TNXP đầu đội tranh quên bước chân xiêu, tay mang nhiều vết sướt, vẫn vội mang về cho các đồng đội lợp tranh trên từng mái nhà kinh tế nghĩa tình... Hoàng hôn trải dài trên cánh đồng trảng xanh thẳm, các đơn vị tiểu đội tập họp rút kinh nghiệm một ngày công tác. Vài hôm, lại có các Đại đội quay quần bên ánh lửa trại liên hoan, cất cao tiếng hát ca ngợi tình yêu lao động, tình yêu người đi khai hoang bên chén chè khoai dịu ngọt...
Còn nhớ không em
Những ngày gian truân ấy
Bước chân em theo lối hương rừng...
Anh cũng có một thời đi mở đất
Vỏn vẹn trong tim một tấm lòng.
Bức tranh đồng dao TNXP khai phá trên vùng kinh tế mới đã một phần nào tô sáng điểm son người thanh niên tình nguyện thành phố. TNXP chúng tôi, đi bất cứ nơi đâu với nón tay bèo che mưa nắng, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, không quảng ngại gian lao, cất vang hành khúc TNXP đầy lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống và yêu màu áo bạt màu trên vai, sẵn sàng lên đường khi đất nước cần.
Làng định cư kinh tế mới Đồng Pal đã hình thành từ trên vùng đất hoang vắng, mà ở đó TNXP Liên đội Thống Nhất luôn là trụ cột giúp dân ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, hòa nhịp vào sinh hoạt cuộc sống đời thường ở địa phương. Sau một ngày làm việc, đơn vị Liên đội còn tổ chức các lớp học văn hóa, nâng cao kiến thức cho cán bộ đội viên. Tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi trong thể thao như đá banh, bóng chuyền; như viết báo tường, nhật ký.. Tham gia giao lưu bóng chuyền với địa phương,quân đội và các đơn vị bạn đóng quân gần đó.
Đó là khoảng thời gian tràn đầy kỹ niệm đẹp về sự cống hiến của tuổi trẻ. Tuy phải trải qua nhiều thiếu thốn, gian khổ. Nhưng từng người TNXP Liên đội Thống Nhất trên mặt trân xây dựng vùng kinh tế mới luôn tự tin về sự biến đổi bản thân, về sự đóng góp một phần công sức cho đồng bào thành phố thân yêu của mình.

PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU & CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC

Cuộc sống yên bình của TNXP Liên đội Thống Nhất vỏn vẹn được một năm. Từ đầu năm 1977, tình hình nước ta trở nên căng thẳng ở các vùng ven biên giới phía Nam ( An Giang ) và Tây nam ( 09/1977 ) quân Khmer đỏ từ Campuchia đã đồng loạt tiến công sang đất nước ta, chúng đánh chiếm các căn cứ của bộ đội ta tại Xa Mát, Tà Chốt, cầu Thốt nốt... Chúng tiến sâu vào trên 5km, bất ngờ phục kích vào các Ấp, Xã trên biên giới, nổ súng bắn giết dân lành vô tội. Hành động của chúng cực kỳ man rợ.
Trước tình hình mới này, đòi hỏi TNXP phải được tổ chức lại như những đơn vị vũ trang của thời chiến. Một mặt phải ra sức sản xuất, cũng cố hậu phương, xây dựng các khu kinh tế mới, các nông trường, lâm trường vững mạnh về kinh tế. Mặt khác, phải xây dựng và trang bị cho các đơn vị TNXP thành những đơn vị bán quân sự để tự bảo vệ lấy mình và sẵn sàng lên đường phục vụ chiến đấu. Ngày 06/09/1977, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ chí Minh đã ra quyết định thành lập Lực Lượng TNXP Thành phố Hồ chí Minh, thống nhất xác nhập từ hai Tổng đội TNXP Thành đoàn và Tổng đội TNXP Kinh tế mới Trung Ương .
Vào trung tuần tháng 10/1977, nhận được lệnh từ Ban chỉ huy Lực Lượng TNXP TP.HCM, Liên đội Thống Nhất nhanh chóng triển khai quân số, quy tập biên chế lại toàn đơn vị, tổ chức học tập chính trị trước khi nhận nhiệm vụ mới vô cùng quan trọng. Căn cứ danh sách các Đại đội đề nghị đoàn viên thanh niên đủ sức khỏe và lòng quyết tâm ra trận, được Ban chỉ huy Liên đội biên chế thành lập thành 5 Đại đội chiến dịch, lên đường trực tiếp ra chiến trường biên giới Tây Nam. Nhận nhiệm vụ phối hợp Ban chỉ huy Tiền phương Đoàn Công Binh 476 phục vụ chiến đấu và chiến đấu.

LỊCH SỬ LIÊN ĐỘI TNXP THỐNG NHẤT ĐÃ SANG TRANG

Ngày 25/10/1977, hai Đại đội 1 và 2 Chiến dịch nhận lệnh Liên đội Trưởng Trần Khánh ( Ba Hoàng ) xuất quân ra biên giới. Trên đường ra mặt trận, ngang qua những ngôi làng Tân Lập, Tân Thành,Xa Mát...nhìn thấy nhà, trường học cháy rụi, dân chúng hớt hải tìm đường lánh nạn mà lòng người TNXP như quặn thắt lại... Có ai đó bức xúc viết trên bức tường vàng của một Trường Tiểu học Tân Lập dòng chữ " Mối thù này khắc cốt ghi tâm "
Chứng kiến người dân lành nơi biên giới phải gánh chịu sự độc ác của bọn diệt chủng Khmer đỏ xâm nhập, chúng giết hại đồng bào ruột thịt của ta một cách dã man, càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ xây dựng TNXP. Sau này, càng hành quân sâu vào địa phận biên giới, qua đất bạn mới thấy hết nổi gian truân, áp bức thống khổ mà chính người dân bản xứ Campuchia cũng phải chịu đựng không kém, mới nhận diện sự tàn bạo của Chế độ diệt chủng Khmer đỏ.